Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô mới nhất
Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa hiện nay là ngành nghề kinh doanh rất phát triển. Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm. Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã có quy định riêng đối với hoạt động vận tải hàng hóa. Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về thủ tục và các giấy phép để Kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa theo quy định hiện hành.
I. Kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa gồm giấy phép gì?
Kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa phải đáp ứng quy định về hoạt động kinh doanh vận tải nói chung và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa nói riêng. Công ty vận chuyển hàng hóa cần có giấy phép sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép kinh doanh vận tải (Đối với trường hợp vận chuyển bằng xe ô tô).
II. Điều kiện kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa.
1. Điều kiện của xe ô tô khi kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa
Điều kiện về giấy tờ chứng minh quyền sử dụng/sở hữu ô tô khi kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa:
- Thuộc quyền sở hữu/ sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh;
- Trường hợp xe thuộc sở hữu thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ với thành viên hợp tác xã. Trong hợp đồng có đủ nội dung quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe.
Điều kiện về thiết bị theo dõi hành trình khi kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa:
Xe vận chuyển hàng hóa lắp camera giám sát hành trình và gửi về cho cơ quan công an. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe:
- Ít nhất 24h với xe có hành trình tối đa 500km;
- Ít nhất 72h với xe có hành trình trên 500km.
Điều kiện lắp phù hiệu xe khi kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa
- Với xe taxi tải: Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết:
- “TAXI TẢI”
- Số điện thoại liên lạc;
- Tên đơn vị kinh doanh.
- Với xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moócxe, ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải: Ở bên phải mặt trong kính trước của xe dán:
- “XE CÔNG-TEN-NƠ”; “XE ĐẦU KÉO” hoặc “XE TẢI”.
- Niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
Điều kiện kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa
2. Điều kiện khác khi kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa
Điều kiện của công ty vận chuyển hàng hóa:
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa….;
Điều kiện người điều hành hoạt động của công ty vận chuyển hàng hóa:
- Có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải;
- Có bằng trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên;
Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, công ty vận vận chuyển hàng hóa phải có giấy vận tải cấp cho xe. Giấy vận tải hàng hóa phải có đủ thông tin sau:
- Tên đơn vị vận tải;
- Biển kiểm soát xe;
- Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải;
- Hành trình (điểm đầu, điểm cuối);
- Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có);
- Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải
III. Thủ tục kinh doanh công ty vận chuyển hàng hóa.
1. Hồ sơ thành lập công ty vận chuyển hàng hóa.
Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa gồm các hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách tổ chức/ cá nhân góp vốn vào công ty;
- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức/cá nhân góp vốn vào công ty
Ngoài ra, có thể cung cấp các giấy tờ khác liên quan để chứng minh đặt trụ sở công ty là hợp pháp.
2. Trình tự thủ tục thành lập công ty vận chuyển hàng hóa.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty vận chuyển hàng hóa gồm các bước sau:
+ B1: Nộp hồ sơ đăng ký mở công ty ở Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh.
+ B2: Lấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau 3 ngày làm việc).
+ B3: Đặt mua con dấu công ty, dấu chức danh, chữ ký số.
+ B4: Nộp tờ khai môn bài, lệ phí môn bài năm đầu được miễn
+ B5: Đặt mua hóa đơn công ty và thông báo phát hành hóa đơn công ty;
+ B6: Treo biển công ty, niêm yết mẫu hóa đơn ở trụ sở công ty.
Kế Toán Anh Minh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty vận tải trọn gói
IV. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau khi thành lập công ty vận chuyển hàng hóa.
1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau khi thành lập công ty vận chuyển hàng hóa.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
2. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau khi thành lập công ty vận chuyển hàng hóa.
Trình tự xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô:
- B1: Nộp hồ sơ tại Sở giao thông vận tải tỉnh;
- B2: Nhận Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa tại Sở giao thông.
- B3: Dán phù hiệu theo quy định.
Một số câu hỏi liên quan
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại đâu?
Khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, bạn liên hệ nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Phù hiệu xe là gì ?
Phù hiệu xe là miếng dán được dán ở vị trí dễ quan sát. Trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe kinh doanh vận tải nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và dấu hiệu để các cơ quan lực lượng chức năng kiểm tra giám sát hoạt động vận tải.
Mức phạt khi xe hợp đồng không có phù hiệu như thế nào?
- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở khách không có hoặc không gắn phù hiệu biển hiệu theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu biển hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, xe hợp đồng bắt buộc phải được gắn phù hiệu xe hợp đồng nếu không gắn phù hiệu sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
( Theo quy định tại điểm e khoản 6 điều 23 nghị định 100/2019/ND-CP).
Xem thêm