Hướng dẫn chi tiết - Cách làm báo cáo thuế hàng tháng
Việc báo cáo thuế hàng tháng đối với mọi doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu. Nhưng với nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết báo cáo thuế như thế nào để đúng quy định và tránh những sai sót, bài viết dưới đây Kế toán Anh Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách làm báo cáo thuế hàng tháng.
I. Các loại báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng tháng
Báo cáo thuế hàng tháng bao gồm các loại thuế phát sinh và các giấy tờ cần có trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài những kỳ báo cáo bất thường thì báo cáo thuế bao gồm:
Các loại thuế phải nộp hàng tháng
1) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ thì báo cáo thuế bao gồm:
-
Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT
-
Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra của doanh nghiệp theo mẫu 01-1/GTGT
-
Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào của doanh nghiệp theo mẫu số 01-2/GTGT
-
Các phụ lục khác đi kèm (nếu có phát sinh)
Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp thì báo cáo thuế bao gồm:
-
Kê khai trực tiếp trên thuế GTGT: Tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT
-
Kê khai trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT mẫu 04/GTGT
-
Bảng kê hàng hóa hóa đơn dịch vụ bán ra theo mẫu 04-1/GTGT
2) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
-
Với doanh nghiệp trả tiền lương: Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN
-
Với doanh nghiệp trả vốn đầu tư, chuyển nhượng chứng khoán: Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 03/KK-TNCN
Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng, còn không có phát sinh thì không phải nộp tờ khai.
-
Các báo cáo thuế TNCN mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN mẫu 03/KK-TNCN hoặc tờ khai mẫu 01/KK-TNCN và 01/KK-XS áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt báo cáo theo mẫu 01/TTĐB kèm theo bảng kê hàng hóa, đơn hàng bán được vào mẫu 01-1/TTĐB và bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB.
-
Thuế tài nguyên môi trường được khai với Cơ quan thuế theo mẫu 01-TAIN và mẫu 01/TBVMT.
3) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
-
Theo nghị định số 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp, tổ chức đã được cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì doanh nghiệp, tổ chức đó không phải lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế nữa.
-
Các doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phải ngưng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước và tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng, đồng thời lập và gửi thông báo về kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của hình thức cũ đến cơ quan thuế.
-
Trường hợp nếu hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, trong thời gian khắc phục sự cố, doanh nghiệp, tổ chức có thể mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế để sử dụng, sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục thì chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, các doanh nghiệp, tổ chức phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA theo quy định của nghị định 123/2020/NĐ-CP.
II. Báo cáo thuế hàng tháng gồm những gì
Báo cáo thuế hàng tháng sẽ kê khai tương tự nhau theo quy định chung, trừ các tháng 1, 2, 3 có sự khác biệt đôi chút sau đây là hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng:
Báo cáo thuế hàng tháng
Kỳ báo cáo thuế tháng 1
Là kỳ khai thuế 12 tháng bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNCN thường xuyên, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có). Hồ sơ khai thuế cho kỳ báo cáo thuế tháng 1 gồm:
– Khai thuế GTGT:
- Tờ khai theo mẫu 01/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT
- Bản giải trình kê khai điều chỉnh và bổ sung (nếu có) theo mẫu 01-KHBS
- Bảng phân bổ thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng (nếu có) theo mẫu 01- 4A/GTGT
- Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh lắp đặt, xây dựng, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT.
– Khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
- Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu 01/TTĐB
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01-1/TTĐB
- Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu 01-2/TTĐB.
– Khai thuế tài nguyên (nếu có)
- Tờ khai theo mẫu 01/TAIN hoặc mẫu 02/TAIN.
– Khai thuế TNCN:
- Tờ khai tại nguồn theo mẫu số 01/TNCN
- Nếu khấu trừ 10% thực hiện tờ khai theo mẫu 02/TNCN
- Nếu khấu trừ 25% thực hiện tờ khai theo mẫu 03/TNCN
– Nộp thuế TNDN tạm tính của quý IV năm trước
– Kê khai và nộp thuế môn bài ( nếu doanh nghiệp có vốn đăng ký không thay đổi so với năm trước thì chỉ nộp thuế mà không cần kê khai)
- Tờ khai theo mẫu 01/MBAI
– Kê khai thuế nhà đất thuế sử dụng đất nông nghiệp ( nếu có)
- Tờ khai thuế nhà đất theo mẫu 01/NĐAT
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu 01/SDNN
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế kỳ báo cáo thuế tháng 1 chậm nhất ngày 30/01
Kỳ báo cáo thuế tháng 2
Hồ sơ kê khai kỳ báo cáo thuế tháng 2 bao gồm các chứng từ, tờ khai được thực hiện giống hồ sơ khai thuế tháng 12 năm trước:
- Khai thuế GTGT tháng 1
- Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng 1 (nếu có)
- Khai thuế tài nguyên tháng 1 (nếu có)
- Khai thuế TNCN tháng 1
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai báo cáo thuế tháng 2 và nộp thuế: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng 2.
Ngoài ra phải làm thêm báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn của năm trước theo mẫu BC-29/HĐ, được ban hành kèm theo Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC. Thời hạn nộp chậm nhất trước ngày 25/02.
Kỳ báo cáo thuế tháng 3
Hồ sơ kê khai kỳ báo cáo thuế tháng 3 giống hồ sơ kỳ báo cáo tháng 2, Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế tháng 3 chậm nhất là ngày 20 tháng 3.
Ngoài ra, trong kỳ này các doanh nghiệp cần phải thực hiện quyết toán thuế của năm trước bao gồm các tờ khai sau:
- Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, thực hiện tờ khai theo mẫu số 04/GTGT.
- Khai thuế TNDN thực hiện tờ khai theo mẫu 03/TNDN, thực hiện báo cáo tài chính năm và phụ lục kèm theo tờ khai theo thực tế phát sinh của doanh nghiệp.
- Khai quyết toán thuế TNCN
- Khai thuế tài nguyên thực hiện tờ khai theo mẫu 03/TAIN
Thời hạn nộp các hồ sơ quyết toán thuế và nộp thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ 31/12 của năm trước.
Báo cáo thuế của các tháng còn lại
-
Đối với các kỳ báo cáo thuế của các tháng còn lại doanh nghiệp tập hợp các hóa đơn chứng từ và kê khai báo cáo giống như các tháng 1,2,3
-
Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý này cần phải kê khai và nộp trước ngày 30 của quý sau
III. Báo cáo thuế hàng tháng cần lưu ý những gì
Báo cáo thuế hàng tháng cần lưu ý những gì
-
Các hóa đơn bán ra phải được sắp xếp, phân loại theo số thứ tự và theo quy trình ngày tháng.
-
Phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, dụng cụ công cụ khi hạch toán lên phần mềm kế toán
-
Nên photo thêm vài bản khi lưu trữ hóa đơn, chứng từ tránh trường hợp bị mất không đối chứng
-
Kê khai hàng tháng phải cẩn thận và cần kiểm tra lại trước khi nộp báo cáo.
-
Nên hạch toán vào phần mềm kế toán và chỉnh sửa hàng tháng trước khi đưa ra dữ liệu và nộp tờ khai cho cơ quan chức năng
-
Xử lý các vấn đề liên quan đến các tài khoản trong bảng cân đối kế toán
-
Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN, từ đó tạo bút toán xử lý chênh lệch thuế TNDN và kết chuyển lại mới bắt đầu lập Báo cáo tài chính
-
Cân đối mọi vấn đề hàng tháng về :thuế, lợi nhuận, chi phí …để cuối năm không phải vất vả trong lập BCTC.
-
Ngoài ra để làm tốt báo cáo tài chính yêu cầu kế toán phải có nghiệp vụ và kỹ năng xử lý tốt vấn đề, chịu được áp lực công việc, có tư duy tổ chức công tác kế toán tốt.
IV. Mức phạt khi nộp chậm tờ khai thuế
Mức phạt khi nộp chậm tờ khai thuế
Căn cứ theo quy định mới nhất tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi nộp chậm tờ khai thuế như sau:
-
Phạt cảnh cáo đối với những hành vi nộp hồ sơ khai thuế chậm quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có các tình tiết giảm nhẹ.
-
Phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng đối với những hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 30 ngày, trừ trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
-
Phạt tiền từ 5 đến 8 triệu đồng đối với những hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 60 ngày.
-
Phạt tiền từ 8 đến 15 triệu đồng đối với một trong những hành vi dưới đây:
► Nộp hồ sơ khai thuế vượt quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày
► Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế cần phải nộp
► Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế cần phải nộp
► Không nộp những phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
-
Phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng đối với những hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 của Luật Quản lý thuế.
Trên đây là những mà Kế toán Anh Minh chia sẻ về cách làm báo cáo thuế hàng tháng, mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách làm báo cáo chính xác tránh những sai phạm không đáng có. Nếu có vướng mắc gì cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé!
CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH - CN NHA TRANG
Liên hệ tư vấn miễn phí : 0946 375 500 Mr. Chiến - 0915 979 455 Ms Mận
Website: https://ketoannhatrang.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ketoannhatrang.com.vn
Chi nhánh: 32 Bùi Phùng, VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Xem thêm