Thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

Thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trước khi quyết định loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Cùng ketoannhatrang.com.vn theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra quyết định nhé.

1. Khái niệm và quy định về doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

1.1 Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ quy trình từ nghiên cứu, sản xuất đến bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lời.

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. 

1.2 Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể

2. Ưu và nhược điểm của các loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể

Để đưa ra quyết định về việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể, trước tiên chúng ta cần so sánh những tiêu chí của 2 loại hình kinh doanh này để tìm ra ưu và nhược điểm từ đó đưa ra lựa chọn loại hình phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu phát triển kinh doanh cho tương lai của doanh nghiệp.

Dưới đây là những chỉ tiêu để so sánh giữa 2 loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

TIÊU CHÍ  

DOANH NGHIỆP

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Thủ tục thành lập

Phức tạp

Đơn giản

Tư cách pháp nhân

Có (Trừ DNTN)
(Có giấy phép kinh doanh + dấu tròn)

Không
(Chỉ có giấy phép kinh doanh)

Trách nhiệm pháp lý

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn đã đăng ký
(trừ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn)

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Xuất hóa đơn GTGT

Được xuất hóa đơn và được khấu trừ thuế GTGT

Không xuất hóa đơn, không được khấu trừ thuế GTGT

Quy mô hoạt động

Quy mô lớn
(dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh)

Quy mô nhỏ 
(dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng kinh doanh)

Người đại diện theo pháp luật

Có 1 hoặc nhiều người cùng làm đại diện theo pháp luật

Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh

Số lượng được phép đăng ký 

1 người có thể đăng ký nhiều công ty

1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể

Địa chỉ đăng ký trụ sở

Một địa chỉ có thể đăng ký cho cho nhiều công ty, doanh nghiệp, chi nhánh.

Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể.

Phạm vi hoạt động

- Mở được chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.

- Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện
- Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường.

Chế độ kế toán

- Phương pháp khấu trừ
- Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán

- Phải nộp báo cáo thuế hàng tháng/quý, năm.

- Thuế khoán do cơ quan thuế quy định
- Thủ tục thuế đơn giản – không cần kế toán

- Không phải báo cáo thuế.

Nghĩa vụ thuế

Phức tạp đóng 4 loại thuế: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN

Đơn giản đóng 3 loại thuế: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN

Thủ tục giải thể

Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài

Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng

 

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể

=> Dựa trên các tiêu chí so sánh ở bảng trên, từ đó có thể đưa ra được những ưu và nhược điểm của 2 loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh như sau:

► Công ty, doanh nghiệp: 

Ưu điểm: 

Nhược điểm

- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu công ty.
- Quy mô kinh doanh lớn, không hạn chế số vốn và ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài, dễ dàng mở rộng kinh doanh thông qua việc mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản riêng để đảm bảo trách nhiệm với công ty. 

- Đặc biệt, khi bán hàng được xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng và được khấu trừ thuế GTGT

- Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: Thuế TNDN 20% nếu năm đó doanh nghiệp kinh doanh có lãi), 

- Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động như lương, bảo hiểm, khen thưởng,....

► Hộ kinh doanh cá thể: 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Ít nhân công, dễ dàng quản lý
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.

- Nộp thuế khoán đơn giản phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.

- Không có tư cách pháp nhân
- Quy mô kinh doanh nhỏ nên hạn chế khả năng huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh.

- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

- Không xuất được hóa đơn GTGT nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế GTGT.

3. Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô hoạt động, nhu cầu thị trường, khả năng tài chính của chủ sở hữu để đưa ra quyết định lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh nào cho phù hợp.

Đối với cá nhân và tổ chức có định hướng mở rộng trong tương lai có nhu cầu kinh doanh với quy mô lớn và đa dạng ngành nghề thì thành lập doanh nghiệp, công ty là sự lựa chọn tốt nhất để dễ dàng huy động vốn, tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường

Nếu nhu cầu kinh doanh với số vốn ít, quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý như: mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn uống, tiệm cắt tóc,... thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp.

Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu

4. Một số câu hỏi thường gặp về công ty và hộ kinh doanh

➤ Từ hộ kinh doanh có thể chuyển sang công ty không?

Có. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang công ty, doanh nghiệp.Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

➤ Lợi ích khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp?

Chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp giúp tăng cơ hội huy động vốn, mở rộng kinh doanh, tăng tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế và pháp lý.

➤ Thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp sẽ lợi hơn?

Tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu mà mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những lợi ích riêng. Nếu muốn phát triển với quy mô lớn thì công ty là lựa chọn tốt nhất, nếu quy mô nhỏ, muốn đơn giản dễ quản lý thì chọn đăng ký hộ kinh doanh.

➤ Hạn chế của mô hình hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hạn chế hộ kinh doanh cá thể là quy mô nhỏ, quản lý không chuyên nghiệp, khó huy động vốn và khó đáp ứng yêu cầu đối với khách hàng lớn.

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Trên đây là những thông tin về việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể, qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ đưa ra được quyết định nên chọn cho mình hình thức kinh doanh nào là phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Nếu vẫn chưa quyết định được hãy liên hệ ngay với Kế toán Anh Minh ngay để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

-------------------

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH - CN NHA TRANG

Liên hệ tư vấn miễn phí : 0946 375 500 Mr. Chiến - 0915 979 455 Ms Mận

Website: https://ketoannhatrang.com.vn/

www.facebook.com/ketoannhatrang.com.vn

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12 - Kp4 - P. Tam Bình - Thủ Đức - Tp.HCM

Chi nhánh: 32 Bùi Phùng, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng