Nên thành lập công ty gì?

Nên thành lập công ty gì? Nhiều người khi có ý định thành lập công ty nhưng không biết lựa chọn loại hình công ty nào là phù hợp. Cùng Kế toán Anh Minh theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn loại hình công ty nào phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình nhé.

1. Các loại hình công ty hiện nay

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh.

1.1 Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký. 

Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phiếu.

1.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân, tổ chức. Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

1.3 Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có đặc điểm như sau:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 3 năm đầu

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty

1.4 Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

1.5 Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Các loại hình công ty hiện nay

2. Ưu và nhược điểm của các loại hình công ty

Để biết được nên thành lập công ty gì thì cần tìm hiểu được các ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty từ đó giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của mình.

Loại hình công ty

Ưu điểm

Nhược điểm

Công ty TNHH 1 thành viên

- Do 1 một cá nhân/tổ chức làm chủ sở hữu do đó có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;

- Có tư cách pháp nhân;

- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã đăng ký về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty..

- Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng 

- Khó khăn trong việc huy động vốn. Khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên.

- Không được phát hành cổ phiếu.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Số lượng thành viên không nhiều, các thành viên thường sẽ là người quen biết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý không quá phức tạp;

- Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty;

- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.

- Không có quyền phát hành trái phiếu.

- Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.

Công ty cổ phần

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Có tư cách pháp nhân;

- Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

- Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;

- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.


 

Doanh nghiệp tư nhân

- Thủ tục thành lập công ty đơn giản;

- Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản;

- Phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng.

- Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình;

- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;

- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;

- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

- Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác;

- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

- Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh;

- Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

 

 

Đến đây các bạn có thể hiểu thêm được phần nào về các loại hình công ty, qua khái niệm và các ưu nhược điểm của từng loại hình công ty mà chúng tôi đã nêu trên bạn có thể chọn cho mình loại hình công ty nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn để tiến hành thành lập công ty.

Lựa chọn loại hình công ty phù hợp

Nếu vẫn còn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào hoặc đã lựa chọn được loại hình cần thành lập nhưng không biết thực hiện thủ tục ra sao thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty tại Anh Minh.

Với chi phí trọn gói chỉ với 1.290.000 đồng , bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty, giúp bạn đưa ra quyết định thành lập phù hợp;

  • Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thành lập công ty chỉ từ 3 ngày làm việc.

Hãy liên hệ ngay với Kế toán Anh Minh để biết được nên thành lập công ty gì

-------------------

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH - CN NHA TRANG

Liên hệ tư vấn miễn phí : 0946 375 500 Mr. Chiến - 0915 979 455 Ms Mận

Website: https://ketoannhatrang.com.vn/

www.facebook.com/ketoannhatrang.com.vn

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12 - Kp4 - P. Tam Bình - Thủ Đức - Tp.HCM

Chi nhánh: 32 Bùi Phùng, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng