Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính 2024?

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang thắc mắc không biết những quy định về việc nộp báo cáo tài chính như thế nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính 2024 hay không? Không nộp, chậm nộp báo cáo tài chính 2024 có bị phạt tiền không và mức phạt là bao nhiêu?

1. Báo cáo Tài chính là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 và khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế và tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định bởi chuẩn mực và chế độ kế toán. Báo cáo này cần được lập và gửi đến cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và đúng hạn. Thông tin và số liệu trong báo cáo tài chính phải được công khai theo quy định.

Nói cách khác, Báo cáo Tài chính là bộ báo cáo bằng văn bản thể hiện và truyền tải các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp đến các nhà đầu tư và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần sử dụng thông tin. 

Báo cáo Tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

Báo cáo Tài chính là gì?

2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính 2024

Theo khoản 4 Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định về nguyên tắc kế toán nêu rõ Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời cụ thể như sau:

“Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.

Mặt khác, theo Khoản 4, Điều 32, Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn hơn 120 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu pháp luật về chứng khoán, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định này thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật về lĩnh vực đó.”

Theo đó, việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần được thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ theo quy định pháp luật mà bất kể là doanh nghiệp có hay không phát sinh doanh thu.

Bên cạnh đó, tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo tài chính kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính) theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong 03 trường hợp sau, doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính 2024, bao gồm:

(i) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

(ii) Doanh nghiệp thuộc trường hợp được gộp kỳ kế toán.

Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập không cần phải nộp báo cáo tài chính năm đầu tiên hoặc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản không cần nộp báo cáo tài chính năm cuối cùng nếu kỳ tính thuế ngắn hơn 03 tháng được gộp kỳ kế toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015.

(iii) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp báo cáo tài chính 2024.

Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính

3. Bộ báo cáo tài chính năm 2024 gồm những gì

Căn cứ khoản 1 Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Bộ báo cáo tài chính năm 2024 bao gồm các giấy tờ cụ thể như sau: 

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

– Bộ Báo cáo Tài chính bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán   
Mẫu số B 01 - DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
Mẫu số B 02 - DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
Mẫu số B 03 - DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính   
Mẫu số B 09 - DN

 

Bộ báo cáo tài chính gồm những gì

4. Việc chậm nộp, không nộp báo cáo tài chính 2024 sẽ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, hành vi không nộp, chậm nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như sau:

- Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng: 05 - 10 triệu đồng.

- Nộp báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên: 10 - 20 triệu đồng.

- Không nộp báo cáo tài chính: 40 - 50 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ bằng ½ mức phạt nêu trên.

Như vậy, doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt từ 05 – 20 triệu đồng tùy vào thời gian quá hạn quy định. Doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính 2024 sẽ bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng.

Việc chậm nộp, không nộp báo cáo  tài chính sẽ bị phạt

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính 2024 hay không. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc gì chưa rõ hãy liên hệ ngay cho Kế toán Anh Minh để được tư vấn cụ thể nhất.

-------------------

CÔNG TY TNHH DV TƯ VẤN VÀ ĐẠI LÝ THUẾ ANH MINH - CN NHA TRANG

Liên hệ tư vấn miễn phí : 0946 375 500 Mr. Chiến - 0915 979 455 Ms Mận

Website: https://ketoannhatrang.com.vn/

www.facebook.com/ketoannhatrang.com.vn

Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12 - Kp4 - P. Tam Bình - Thủ Đức - Tp.HCM

Chi nhánh: 32 Bùi Phùng, Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng