Quy định về báo cáo tài chính 2024
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy quy định về báo cáo tài chính 2024 cụ thể ra sao cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin kinh tế về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể, được trình bày theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Thông qua báo cáo tài chính, doanh nghiệp cung cấp thông tin về tài sản, dòng tiền, vốn, nợ, thu chi,... Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam và tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê khi lập và nộp báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là gì?
2. Mục đích của báo cáo tài chính 2024
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin tình hình tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cũng đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí , lãi - lỗ, phân chia kết quả kinh doanh, thuế - các khoản phải nộp nhà nước, tài sản liên quan khác, các luồng tiền...
Ngoài ra còn cung cấp các thông tin liên quan khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm nhằm các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính, các chính sách kế toán đã áp dụng nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập, trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ rủi ro tài chính chủ yếu.
3. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính bao gồm:
-
Đối tượng lập báo cáo tài chính năm:
+ Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.
⇒ Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
-
Đối tượng lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên) bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
⇒ Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
Lưu ý:
Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và báo cáo tài chính tổng hợp.
Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 như sau:
-
Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2024 là ngày 01/01/2024-31/12/2024 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 là 30/1/2025 và 31/3/2025.
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
-
Đối với các loại doanh nghiệp khác
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2024 là ngày 01/01/2024-31/12/2024 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 là 30/1/2025 (đối với DNTN và CTHD) và 31/3/2025.
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
-
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2024 là ngày 01/01/2024-31/12/2024 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 là 31/3/2025.
Hạn nộp báo cáo tài chính
5. Nơi nhận Báo cáo tài chính
Có thể khái quát nơi nhận Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp qua bảng sau:
Nơi nhận báo cáo |
||||||
CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP (4) |
Kỳ lập báo cáo |
Cơ quan tài chính (1) |
Cơ quan Thuế (2) |
Cơ quan Thống kê |
DN cấp trên (3) |
Cơ quan đăng ký kinh doanh |
1. Doanh nghiệp Nhà nước |
Quý, Năm |
x |
x |
x |
x |
x |
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Năm |
x |
x |
x |
x |
x |
3. Các loại doanh nghiệp khác |
Năm |
x |
x |
x |
x |
- Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
- Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
6. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
Căn cứ Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(1) Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
(2) Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
(3) Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
(4) Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
(5) Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
7. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính cần đảm bảo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Dưới đây là những nguyên tắc chính:
-
Nguyên tắc trung thực và hợp lý: Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
-
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc dồn tích, nghĩa là ghi nhận khi phát sinh, không phụ thuộc vào thời điểm thanh toán.
-
Nguyên tắc nhất quán: Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán các phương pháp kế toán trong việc lập báo cáo tài chính qua các kỳ báo cáo, trừ khi có sự thay đổi được lý giải rõ ràng.
-
Nguyên tắc thận trọng: Doanh nghiệp phải ghi nhận đầy đủ các khoản lỗ và chi phí có thể xảy ra, nhưng chỉ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận khi chắc chắn thu được.
-
Nguyên tắc bảo toàn vốn: Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính không phản ánh mức lợi nhuận cao hơn giá trị thực tế của tài sản và nguồn vốn.
-
Nguyên tắc phù hợp: Doanh thu và chi phí phải được ghi nhận đồng thời trong cùng một kỳ kế toán để phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh.
-
Nguyên tắc rõ ràng và dễ hiểu: Báo cáo tài chính phải trình bày rõ ràng, dễ hiểu để người sử dụng có thể tiếp cận và hiểu được thông tin tài chính.
Báo cáo tài chính 2024
8. Quy trình lập báo cáo tài chính cơ bản
Quy trình lập Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thường bao gồm 6 bước chính sau:
-
Thu thập và ghi nhận thông tin: Tập hợp tất cả các chứng từ, hóa đơn, biên lai và các tài liệu liên quan đến các giao dịch tài chính trong kỳ báo cáo. Ghi nhận các giao dịch này vào sổ sách kế toán theo đúng nguyên tắc kế toán.
-
Phân loại và tổng hợp số liệu: Phân loại các khoản mục tài chính theo nhóm (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) và tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán.
-
Lập bảng cân đối kế toán: Xây dựng bảng cân đối kế toán để phản ánh tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo, bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
-
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tạo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
-
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để ghi nhận dòng tiền vào và ra từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trong kỳ báo cáo.
-
Thuyết minh báo cáo tài chính: Biên soạn bản thuyết minh báo cáo tài chính để giải thích chi tiết về các khoản mục, nguyên tắc kế toán áp dụng và các thông tin bổ sung cần thiết cho người sử dụng.
Sau khi hoàn tất các bước này, báo cáo tài chính sẽ được kiểm tra, phê duyệt và công bố cho các bên liên quan.
⇒ Tham khảo: Dịch vụ làm báo cáo tài chính
Xem thêm